Loading...

Công Nghệ Đã Thay Đổi Phương Thức Bán Hàng Trong Ngành F&B

Trong thời buổi hiện đại, công nghệ xuất hiện trong mỗi ngành nghề. Đối với ngành kinh doanh nhà hàng, các thiết bị, phần mềm đần trở thành một phần không thể thiếu, góp phần tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển mang lại trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.

Phương thức bán hàng trong ngành F&B

1. Sự bùng nổ của dịch vụ giao đồ ăn - thức uống

Nhịp sống bận rộn làm thay đổi thói quen ăn uống, khách hàng không còn muốn dành nhiều thời gian để thưởng thức các món ăn tại nhà hàng, quán ăn. Họ muốn một giải pháp hiệu quả, giải quyết vấn đề thời gian mua hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều ứng dụng giao đồ ăn - thức uống (Food Delivery) ra đời.

Không chỉ thông dụng đối với người làm việc văn phòng, Food Delivery dần trở nên quen thuộc với nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp. Nhiều ứng dụng phát triển mạnh mẽ, dẫn đầu thị trường như Now (trước đây là Delivery Now), GrabFood, GoFood,...

Dịch  vụ giao thức ăn

2. Sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh truyền thống

Các mô hình kinh doanh nhà hàng càng phát triển, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng trở nên sôi nổi hơn. Việc sử dụng công nghệ kết hợp các thiết bị điện tử vào hoạt động kinh doanh là một phần không thể thiếu trong công cuộc chuyển đổi số ở ngành F&B

Vì thế, việc áp dụng các thiết bị công nghệ hiện đại là điều cần thiết nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Một ứng dụng công nghệ được ưu tiên sử dụng trong ngành F&B phải kể đến là phần mềm quản lý bán POS.

Hệ Thống Phần Mềm Quản Lý Và Thiết Bị POS

Có thể hệ thống phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe và thiết bị POS đã thay đổi hoạt động kinh doanh, giúp quá trình vận hành điểm kinh doanh trở nên chặt chẽ và hiện đại hơn so với các mô hình kinh doanh truyền thống (chủ yếu dựa trên giấy bút và trí nhớ để order, theo dõi quá trình phục vụ và thanh toán).

Chỉ với một khoản đầu tư không lớn cho một giải pháp quản lý bán hàng phù hợp, nhà hàng hoặc  quán cafe sẽ đảm bảo tốc độ phục vụ, sự thoải mái và tiện lợi cho khách hàng hơn.

3. Thanh toán điện tử

Cùng với bùng nổ của xu hướng Food Delivery, việc áp dụng các hình thức thanh toán đáp ứng nhu cầu thuận tiện thanh toán của khách hàng cũng như hạn chế các vấn đề phát sinh cho đơn vị giao hàng ngày càng đa dạng.

Bên cạnh những hình thức thanh toán truyền thống như tiền mặt, thẻ ngân hàng, v…v… một hình thức thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ đang dần được các chủ kinh doanh nhà hàng ưa chuộng. Đó là thanh toán ví điện tử như AirPay, VNPAY, …Nếu việc thanh toán tiền mặt khi nhận hàng sẽ phát sinh nhiều rủi ro như khách không đủ tiền mặt, khách nhờ người nhận thay mà không có tiền để thanh toán, khách ảo,v…v… thì thanh toán ví điện tử sẽ giải quyết những vấn đề trên.

Thanh toán điện tử

4. Đẩy mạnh Digital Marketing

Chịu ảnh hưởng của xu hướng Food Delivery và thanh toán điện tử, số lượng khách hàng truy cập internet để biết thông tin về các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,v…v… cũng tăng lên rõ rệt thông qua review, đánh giá trực quan của thực khách trên các Website, ứng dụng cho phép tìm kiếm thông tin về địa điểm ăn uống. Bên cạnh đó, nhu cầu truyền thông và quảng bá tên tuổi của các thương hiệu F&B cũng phát triển không ngừng.

Digital Marketing

Không có ngành công nghiệp nào là không chịu ảnh hưởng bởi những tiến bộ công nghệ, do đó kinh doanh nhà hàng hay quán cafe cũng nằm trong xu thế của việc cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh như ngành dịch vụ ăn uống thì việc áp dụng công nghệ, thiết bị điện tử là điều hiển nhiên.